Chiều 29/9/2020, tất cả 7 sinh viên MO K17đang theo học và làm việc tại EMSLab đã hoàn tất thủ tục nhận đề tài đồ án tốt nghiệp. Trong mùa đồ án này, PTN. tiếp tục đi vào các hướng nghiên cứu cấp thiết đang đặt ra cho ngành môi trường.
Sáng thứ 2, 21/9/2020, PTN. Mô hình hóa môi trường, với thành phần đông nhất của Lab đã bắt đầu năm học mới trong không khí rộn ràng trong cái nắng tinh khôi của miền đất phương Nam.
Năm canh tý 2020 sẽ đi vào lịch sử là năm đại dịch COVID – 19 đã ảnh hưởng tới mọi hoạt động bình thường của nhân loại mà giáo dục không nằm trong ngoại lệ. Từ đó, khoảng thời gian từ Tết Canh Tý tới nay, hoạt động củatrang www.emslab.net cũng bị dừng lại. Bắt đầu từ hôm nay 21/9/2020, trang thông tin chính thức mở cửa trở lại.
Sáng 6/1/2020, Nguyễn Châu Mỹ Duyên, thành viên Phòng thí nghiệm Mô hình hóa môi trường Envim (2015 – nay) đã hoàn tất một trong những module quan trọng của Lab về CMAQ. Bài viết về ý nghĩa của nghiên cứu này.
Sáng 6/1/2020, 3 thành viên nhóm Envim: Nguyễn Châu Mỹ Duyên, Huỳnh Xuân Anh và Bùi Hồng Nhật Linh đã lần lượt bảo vệ thành công luận văn cao học. Các kết quả này giúp nhóm giải quyết một loạt đề tài, dự án mới trong năm 2020.
Hôm nay thực sự là một ngày hội với riêng thầy Bùi Tá Long, bởi thầy đã nghe được những gì thầy mong muốn, nhưng không phải từ thầy giảng mà từ các bạn sinh viên, sau khi đã học môn của thầy. Sau 5 tuần làm việc tự chủ và có sự hướng dẫn từ các thành viên Envim EMSLab, 17 sinh viên từ 4 nhóm đã trình bày được các nội dung đặt ra cho từng nhóm. Tuy mạnh yếu có khác nhau, nhưng nhóm nào cũng có hào kiệt. Nhận xét chung của thầy về từng nhóm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng báo cáo của từng nhóm. Nhận xét về nhóm 1 với báo cáo “Đánh giá hiện trạng và mô hình hóa ô nhiễm bụi PM2.5 tại Tp.HCM”, sau khi đánh giá một số điểm sáng (từ thành viên phân tích ảnh viễn thám về khí tượng), thầy Bùi Tá Long nêu rõ yếu điểm của nhóm này khi 2 bạn làm phần tổng quan ít hỗ trợ cho 3 thành viên còn lại. Tiếc cho phần tổng quan hoàn toàn thiếu vắng các nghiên cứu ngoài nước, giúp cho 2 bạn chạy mô hình.
Nhóm CMAQ chạy PM10 với 3 thành viên (ít hơn 2 bạn so với các nhóm khác), thầy Bùi Tá Long đánh giá cao thành viên tổng quan nghiên cứu trong ngoài nước (Lê Hoàng Anh) để dọn đường cho bạn làm mô hình (Lê Ngọc Hân) tỏa sáng. Phần tổng quan của bạn làm khá bàibản, đặc biệt làm rõ tác động của PM10 lên sức khỏe và từ đó ảnh hưởng tới kinh tế.
Nhóm ABaCAS do bạn Lê Thị Ngọc Sương làm nhóm trưởng đã có sự chuẩn bị khá kỹ thể hiện ở sự phối hợp nhịp nhàng giữa 4 bạn tham gia. Duy nhất chỉ có phần GIS của bạn Phương Thanh cần phải làm rõ hơn, còn lại 3 bạn: Phan Thị Đoan Phụng, Nguyễn Thị Thảo Sương, Nguyễn Khắc Thanh đã giúp cho người nghe nắm được những kiến thức cơ bản nhất về ABaCAS, hơn thế nữa 2 bạn nữ Đoan Phụng và Thảo Sương đã tính toán ra được thiệt hại do ô nhiễm bụi từ bãi khai thác đá tại Tân Uyên, Bình Dương. Kết quả này là mới và có đẳng cấp hơn cấp độ sinh viên.
Trình bày cuối của buổi chiều nay là nhóm LandFill với đề tài “Nghiên cứu mô hình tính phát thải và lan truyền tại khu liên hợp xử lý chất thải tại bãi chôn lấp Nam Bình Dương” đã làm rõ cách tiếp cận xác định phát thải CH4 từ bãi chôn lấp và ứng dụng EnvimAP 2019 đánh giá phạm vi và mức độ ảnh hưởng khi CH4 tới khu vực xung quanh. Báo cáo cho thầy sự phối hợp tốt giữa 5 thành viên và đây là điều làm thầy Bùi Tá Long hài lòng nhất.
Kết thúc buổi báo cáo, thầy Bùi Tá Long nói, đây là 1 ngày rất vui của thầy và Envim, Lab đã tham gia hướng dẫn các bạn để hôm nay nhiều bạn được tỏa sáng.
- EMSLab công bố bài báo quốc tế
- Chào tháng 11
- EMSLab tổ chức trang trọng ngày 20/10
- EMSLab báo cáo tại ISAP
- Phần mềm EnvimAP tính tới nguồn thể tích và nguồn đường.
- Mô hình hóa MO K17: ta noi gương người đi trước
- Nhóm toán ứng dụng: thuật toán ngược cho bài toán môi trường
- Chào tháng 10: chờ đợi sự bứt phá
- Phần mềm mới của EMSLab: EnvimAP 2019
- PTN Mô hình hóa xây dựng phần mềm mới EnLandfill